Nguyên nhân gây trầm cảm của dân văn phòng mà bạn cần phải lưu ý

NTrầm cảm là một căn bệnh đáng sợ hiện nay của xã hội, nó gây ra những tổn thất rất lớn về mặt tinh thần cũng như sức khỏe của người bệnh. Mà đặc biệt, dân văn phòng là những đối tượng được cho là dễ mắc phải căn bệnh này. Vậy những nguyên nhân gây trầm cảm của dân văn phòng là gì? Bạn đừng bỏ lỡ qua bài viết bên dưới này nhé.

Đối mặt với căng thẳng và áp lực

Dân văn phòng là những người thường xuyên phải đối mặt với những căng thẳng và áp lực từ công việc. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi và chán ghét môi trường công sở, thậm chí là muốn bỏ việc và khiến sức khỏe của bạn trở nên tồi tệ hơn. Và  trầm cảm là một trong những căn bệnh đang đe dọa dân văn phòng mỗi ngày nếu bạn thường xuyên chịu những áp lực căng thẳng vô hình xung quanh môi trường làm việc của mình.

Muốn được thăng tiến nhanh chóng, sợ bị mất lòng tin từ sếp hay muốn vượt mặt đồng nghiệp dẫn bạn đến những áp lực nặng nề kéo dài trong công việc, điều đó vô hình chung đã đẩy bạn đến bờ vực của căn bệnh trầm cảm. Nếu những lo âu và mệt mỏi thường xuyên trong một thời gian dài, sức khỏe của bạn sẽ ngày một tệ hơn và trầm cảm là điều khó có thể tránh khỏi. Chính vì thế, việc điều chỉnh những mong muốn trong công việc và kiểm soát nó là điều nên làm, đừng để đến khi bạn đặt ra quá nhiều những áp lực cho bản thân, nó sẽ hủy hoại sức khỏe của bạn.

Công việc quá tải

Phần lớn những người làm việc văn phòng bị mắc bệnh trầm cảm là vì họ làm việc quá tải. Một phần vì họ không biết sắp xếp thời gian cho công việc, công việc nào làm trước và làm sau. Một phần vì những cấp trên tin tưởng và áp đặt quá nhiều công việc cho nhân viên của mình. Đến một lúc nào đó, cơ thể đã không còn chống chịu được với mớ công việc kia thì sức khỏe của bạn đã rất tồi tệ rồi.

Chính vì thế, điều quan trọng là bạn hãy biết cách sắp xếp công việc của mình cho hợp lý, công việc nào quan trọng làm trước, những việc khác làm sau. Bên cạnh đó, hãy cho mình thời gian thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc mệt mỏi.

Không có nhiều thời gian giao tiếp

Bởi vì bạn phải làm việc quá nhiều dẫn đến không có thời gian giao tiếp với những người xung quanh. Về lâu dài, bạn sẽ ngại giao tiếp và gặp khó khăn trong vấn đề bắt chuyện với một ai đó.

Về trường hợp này, bạn cần thường xuyên trò chuyện trong công việc với đồng nghiệp của mình. Điều này vừa giúp bạn học hỏi thêm nhiều kiến thức mới, vừa tạo ra một môi trường làm việc sinh động, vui vẻ.

Ít vận động

Ít vận động về thể chất sẽ khiến đầu óc và trí tuệ của bạn cũng ngày một chậm chạp hơn, bạn sẽ dễ bị mất tập trung và không làm tốt công việc. Dẫn đến hiệu suất làm việc của bạn bị sa sút, tạo ra những áp lực cho bản thân. Tốt nhất, bạn nên đi lại và vận động nhẹ nhàng giữa giờ làm việc. Điều này giúp bạn tránh được những căng thẳng, mệt mỏi và giúp trí não hoạt động hiệu quả hơn.

Đối mặt với những chỉ trích

Trong một tập thể, những phê bình và chỉ trích là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là bạn phải biết cách đối mặt và kiểm soát cảm xúc với những lời phê bình đấy. Nếu là những lời nhắc nhở tốt thì bạn nên vui vẻ đón nhận và thay đổi. Nếu đó những lời chỉ trích quá đáng, không đúng sự thật thì bạn nên bỏ qua hoặc có những biện pháp giải quyết phù hợp. Đừng để cho những lời phán xét, chỉ trích vô lý ấy làm ảnh hưởng đến cảm xúc và cả công việc của bạn.

Trong công việc, ai cũng mong muốn mình được thăng tiến, được nhận lương cao. Điều đó đã tạo cho mọi người rất nhiều những áp lực và căng thẳng kéo dài trong công việc. Đấy là nguyên nhân chính dẫn bạn đến căn bệnh trầm cảm. Để tránh khỏi căn bệnh này, bạn hãy học cách sắp xếp công việc, tạo cho mình môi trường làm việc tích cực và phải biết nghỉ ngơi sau những giờ căng thẳng. Đừng biến mỗi ngày đến văn phòng của mình là một sự khó khăn. Đừng biến mình trở thành những người vì quá ham công tiếc việc mà hủy hoại sức khỏe của bản thân.