Cử nhân là gì? Các loại bằng cử nhân hiện nay

Cử nhân hay bằng cử nhân là một trong những mục tiêu được nhiều người đặt ra trong quá trình hoàn thành việc học. Vậy cử nhân là gì và bằng cử nhân là gì? Lợi ích gì khi ta có được danh hiệu bằng cử nhân? Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé.

Cử nhân là gì? Bằng cử nhân là gì?

Cử nhân, trong tiếng Anh là bachelor, là từ ngữ dùng để chỉ những người đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học và được cơ sở giáo dục đó cấp bằng tốt nghiệp. Để có được danh hiệu cử nhân, thông thường các bạn sinh viên phải trải qua khoảng 4 năm học đại học để hoàn thành chương trình. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu của một số trường hay ngành học như ngành Y thì thời gian đào tạo có thể lên đến 7 đến 8 năm để có được danh hiệu cử nhân danh giá.

Bằng cử nhân, hay còn gọi là bachelor’s degree trong tiếng Anh, là bằng tốt nghiệp mà nhà trường hay cơ sở giáo dục sẽ trao cho sinh viên sau khi hoàn thành hết chương trình đại học (hoặc tương đương) và các trách nhiệm, yêu cầu đạt chuẩn mà trường đặt ra. Trong quá trình học tập, sinh viên hoàn toàn có thể đăng ký lịch họp của mình sao cho hoàn thành khóa học sớm và lấy bằng cử nhân trước quy định.

Dựa vào điểm quá trình, điểm học tập, điểm rèn luyện… mà sinh viên sẽ đạt các cấp khác nhau cho bằng cử nhân của mình, gồm bằng cử nhân loại Xuất sắc, Giỏi, Khá và Trung bình, dựa theo GPA (Grade Point Average – Điểm trung bình các môn học). Mỗi trường sẽ có những căn cứ đánh giá khác nhau, thang điểm 4 hoặc điểm 10.

Các loại bằng cử nhân hiện nay

1. Bachelor of Art (BA) – Cử nhân Nghệ thuật

Các ngành học liên quan đến các môn nghệ thuật khai phóng (liberal arts) như Khoa học Xã hội, Ngôn ngữ, Văn hóa, Nghệ Thuật hay Khoa học nhân văn thuộc Bachelor of Art. Chương trình đào tạo bằng Cử nhân Nghệ thuật thường đề cao sự sáng tạo, tư duy phản biện, mang tính nghệ thuật hơn. Các khóa học phổ biến có thể kể đến như Phim ảnh, Xã hội học, Phương tiện truyền thông, Lịch sử, Thời trang, Ngôn ngữ học…

2. Bachelor of Science (B.S) – Cử nhân Khoa học

Bằng Cử nhân Khoa học có xu hướng tập trung vào các ngành liên quan đến khoa học, kỹ thuật. Khi theo học để lấy bằng B.S, sinh viên sẽ được tập trung đào tạo các kỹ năng tính toán, phân tích định lượng và thống kế. Những sinh viên có niềm yêu thích với phòng thí nghiệm, nghiên cứu thực tế, làm việc trong xưởng với các loại máy móc rất thích hợp với chương trình học của bằng B.S. Các ngành phổ biến có thể kể đến như Kỹ sư cơ khí, điện, Khoa học máy tính, Dược phẩm, Nhà hóa học, Nha khoa, Nhà thiết kế trò chơi…

3. Bachelor of Fine Art (BFA)

Bachelor of Fine Art dành cho các bạn yêu thích các môn sáng tạo nghệ thuật về nhảy, diễn xuất, hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc… Trong khi BA có nhiều môn học chung thì bằng BFA tập trung vào đào tạo về chuyên ngành chính.

4. Bachelor of Business Administration (BBA)

BBA hay còn gọi là Bằng cử nhân Quản trị kinh doanh. Để có được tấm bằng cử nhân này, các sinh viên phải trải qua trung bình 4 năm học về các khóa đào tạo quản trị kinh doanh. Chương trình học cho bằng BBA mở rộng ở nhiều lĩnh vực như kế toán, marketing, nguồn nhân lực, tài chính, nhân sự…

Lý do nên lấy bằng cử nhân là gì?

Học đại học không phải là con đường duy nhất để thành công. Tuy nhiên, học đại học có thể là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công bởi tấm bằng cử nhân đem lại cho bạn nhiều lợi ích để phát triển con đường sự nghiệp của mình. Sau đây hãy cùng điểm qua những lý do nổi bật khiến tấm bằng cử nhân của bạn có giá trị:

Giá trị của việc học đại học

Khi bạn được sống và học tập trong môi trường đại học, chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều giá trị bổ ích quý giá, bên cạnh kiến thức, lý thuyết mà thầy cô mang lại trong lớp. Học đại học giúp bạn rèn luyện tư duy phản biện, quản lý thời gian, biết cách tổ chức, quản lý dự án, làm việc nhóm hay cách viết bài luận chuyên nghiệp, nói trước đám đông… Trong suốt những năm học đại học, không đơn giản là đến trường và thi, bạn sẽ tích góp được nhiều kinh nghiệm quý giá.

Mạng lưới quan hệ, cơ hội phát triển

Môi trường đại học mang lại cho sinh viên nhiều cơ hội làm bước đệm để hiểu bản thân hay phát triển nghề nghiệp thông qua các lớp học, hội thảo nghề nghiệp, các buổi hội chợ cho sinh viên… Từ đó, sinh viên được kết nối với các doanh nghiệp và có cơ hội làm việc, thực tập ngay cả trước khi có được tấm bằng cử nhân.

Nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt

Người có được tấm bằng cử nhân sẽ có khả năng thất nghiệp thấp hơn so với những người chỉ tốt nghiệp trung học. Trong thời kỳ cạnh tranh việc làm cực kỳ cao, tấm bằng đại học sẽ là một trong những minh chứng cho kiến thức, kỹ năng mà bạn có. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa có được tấm bằng cử nhân loại giỏi là bạn sẽ không thất nghiệp mà bên cạnh đó, bạn vẫn nên trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng mềm để nâng cao sức cạnh tranh.

Tư duy giáo dục tốt hơn

Quãng thời gian học đại học để lấy được tấm bằng cử nhân không chỉ mang lại kiến thức chuyên môn mà còn đào tạo bạn đức tính của một người có học thức. Là một cử nhân, bạn ý thức được như thế nào là người tử tế, lịch sử, những gì nên làm trong môi trường bạn đang ở trong đấy. Không chỉ thế, bạn có nhiều cơ hội được ở cạnh những người coi trọng giáo dục.

Bài viên trên là về cử nhân là gì và các loại bằng cử nhân ở Việt Nam hiện nay. Mong rằng bài viết trên đem lại cho bạn nhiều thông tin  bổ ích mà bạn đang tìm kiếm.

Tiếp thị là gì? Lợi ích của việc tiếp thị đối với doanh nghiệp

Một công ty muốn bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ thì tiếp thị là một việc quan trọng không thể thiếu. Tiếp thị giúp công ty tiếp cận và đem sản phẩm, dịch vụ đến gần khách hàng mục tiêu. Nếu bạn chưa hiểu rõ tiếp thị là gì thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Tiếp thị là gì?

Tiếp thị hay còn gọi là marketing, là từ ngữ dùng để đề cập đến các hoạt động của công ty thực hiện để thúc đẩy việc mua bán sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp, mang lại giá trị nhất định cho thương hiệu. Tiếp thị diễn ra dưới dạng tư vấn, giới thiệu trực tiếp tới khách hàng hoặc ngày nay hiện đại hơn là thông qua Internet.

Mục đích của tiếp thị là thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, mang sản phẩm, dịch vụ đến gần người tiêu dùng và cuối cùng là để gia tăng lượng sản phẩm, dịch vụ bán ra. Tiếp thị nhắm đến đối tượng nhất đinh bằng nhiều phương thức như sự hiện diện của người nổi tiếng, khẩu hiệu hấp dẫn, bao bì hoặc thiết kế đồ họa đáng nhớ và tần suất xuất hiện trên phương tiện truyền thông…

Lợi ích của tiếp thị

Một công ty có chiến lược tiếp thị rõ ràng có thể mang lại nhiều lợi ích cho công ty theo nhiều cách khác nhau, có thể kể đến như:

Xây dựng nên thương hiệu

Tiếp thị cho phép công ty tiếp cận khách hàng từ đó tạo nên thương hiệu trong lòng họ. Thay vì khách hàng định hình quan điểm, hình ảnh về công ty khi tình cờ thấy công ty, sản phẩm ở đâu đó, công ty có thể thu hút họ trước để thúc đẩy cảm xúc, phản ứng của khách hàng về sản phẩm. Từ đó, công ty có thể chủ động định hình hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng.

Am hiểu khách hàng hơn

Để lập được kế hoạch tiếp thị, công ty buộc phải nghiên cứu thị trường và tìm hiểu nhu cầu, tâm lý khách hàng. Việc này giúp công ty hiểu hơn về xu hướng mua sắm hiện nay, đối tượng khách hàng của mình cần gì và thích gì. Từ đó, quá trình tạo nên sản phẩm và định hình con đường phát triển công ty cũng trở nên rõ ràng hơn.

Tăng doanh thu

Một trong những mục tiêu quan trọng của tiếp thị đó là tạo ra giá trị lợi nhuận cho công ty. Tiếp thị giúp mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng mục tiêu, giúp nhiều người biết đến sản phẩm, thương hiệu hơn. Nhờ đó, sản phẩm, dịch vụ công ty cung cấp cũng có nhiều cơ hội đến tay người tiêu dùng hơn. Một chiến dịch tiếp thị thành công thường sẽ đem lại lợi nhuận cao cho công ty.

4P trong tiếp thị (marketing)

4P cùng nhau tạo nên sự kết hợp thiết yếu mà một công ty cần nắm rõ để tiếp thị sản phẩm, dịch vụ thành công. 4P này bao gồm:

1.   Product – Sản phẩm

Sản phẩm đề cập đến mặt hàng hay dịch vụ mà công ty muốn cung cấp cho khách hàng. Sản phẩm của công ty cần đáp ứng được 2 yếu tố: sự “thiếu” trên thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Trước khi lập nên một chiến lược tiếp thị phù hợp, bạn cần tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ nào sẽ được bán ra, chúng có những đặc điểm nào nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh và liệu có dòng sản phẩm nào thay thế được chúng trên  thị trường không.

2.   Price – Giá cả

Chữ P tiếp theo đề cập đến việc công ty sẽ bán sản phẩm, dịch vụ ra với giá bao nhiêu. Trong quá trình thiết lập giá cho sản phẩm, công ty phải xem xét chi phí đơn vị (unit cost), chi phí tiếp thị và chi phí phân phối. Bên cạnh đó, công ty cũng phải nghiên cứu và cân nhắc giá cả của các dòng sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, xem xét liệu mức giá đề xuất cho sản phẩm công ty có hợp lý cho đối tượng khách hàng mục tiêu hay không.

3.   Place – Địa điểm

Place liên quan đến việc phân phối sản phẩm. Công ty sẽ bán sản phẩm trực tiếp ở các cửa hàng vật lý hay trực tuyến? Hay ở cả hai? Tùy theo hình thức sản phẩm được bán mà các công ty phải chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm sao cho phù hợp. Nếu công ty quyết định bán sản phẩm ở cửa hàng vật lý thì phải tìm địa điểm thuận lợi, nhiều người qua lại. Còn khi công ty bán sản phẩm trực tuyến thì nên đảm bảo có kiến thức am hiểu về việc bán hàng online và các sàn thương mại điện tử.

4.   Promote – Quảng bá

Chữ P cuối cùng là về hình thức quảng bá sản phẩm để ghi lại dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng. Promotion bao gồm nhiều hoạt động như quảng cáo, bán hàng, quan hệ công chúng, tiếp thị trực tiếp, tài trợ hay tiếp thị du kích. Để thuyết phục khách hàng mua hàng, họ phải biết về nó, có ấn tượng tích cực, lòng tin và tin chắc rằng họ cần hoặc muốn mua sản phẩm đó.

Bài viết trên là về tiếp thị là gì và lợi ích của việc tiếp thị đối với công ty. Những ngành nghề liên quan đến tiếp thị cũng được nhiều bạn trẻ ngày nay quan tâm và theo đuổi. Hy vọng bài viết trên đem lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích mà bạn đang tìm kiếm.

Nghề booking là gì? Tìm hiểu về nghề booking

Cuộc sống ngày càng phát triển và trở nên bận rộn hơn, con người chúng ta luôn ưa chuộng sự chủ động tiện lợi, thoải mái nhưng vẫn tiết kiệm chi phí. Từ đó, nghề booking ra đời và ngày càng trở nên phổ biến hơn, có thể áp dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực. Vậy nghề booking là gì? Có những hình thức booking phổ biến nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Nghề booking là gì?

“Booking” được hiểu trong tiếng Anh là đặt hàng, đặt chỗ trước. Thuật ngữ “booking được dùng để chỉ những chuyên gia có nhiệm vụ liên hệ và booking với nơi tổ chức, địa điểm hay những đối tác hay người nổi tiếng mà doanh nghiệp, nhãn hàng muốn làm việc, hợp tác. Nghề booking có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ marketing, F&B, du lịch, thể thao cho đến lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, xuất nhập khẩu…

Mục đích của nghề booking

Các hoạt động của nghề booking có mục đích giúp khách hàng chủ động hơn trong công việc, có thêm nhiều sự lựa chọn và có cơ hội hưởng các ưu đãi giúp tiết kiệm chi phí. Trong nhiều trường hợp, việc đặt trước và lên lịch giúp cho việc chuẩn bị được chu đáo và công việc được hoàn thành tốt hơn. Đối với mùa cao điểm hay muốn hợp tác với người nổi tiếng luôn có lịch trình dày đặc, lợi ích của nghề booking được thấy rõ ràng nhất khi lịch trình được sắp xếp rõ ràng, hưởng được các dịch vụ tốt và giảm thiểu các mức giá tăng do nhu cầu sử dụng cao.

Các hoạt động booking phổ biến nhất hiện nay là gì?

Booking PR

Booking Public Relation (PR) là hình thức doanh nghiệp, nhãn hàng đặt viết và đăng bài viết có nội dung quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu trên các kênh báo chí, truyền thông trực tuyến để phục vụ cho mục tiêu marketing. Booking PR có 2 dạng được lựa chọn nhiều nhất là Booking PR đăng báo giấy, tạp chí hoặc đăng báo điện tử. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet cùng công nghệ hiện đại, báo điện tử được nhiều người yêu thích hơn. Cả hai hình thức đều giúp tạo độ uy tín cho sản phẩm, thương hiệu, tạo mối quan hệ thân thiết với cộng đồng.

Booking Media

Booking Media là dịch vụ đặt quảng cáo trên các kênh truyền thông, bao gồm cả online và offline (báo mạng, báo giấy, mạng xã hội, truyền hình…), với mục đích giúp cho sản phẩm, thương hiệu mở rộng độ phủ sóng, nâng cao độ nhận diện thương hiệu và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Từ đó, sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp có chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng. Booking Media thích hợp khi doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm cũ hay nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

Booking KOL

Hiện nay, KOL là một thuật ngữ không còn xa lạ với chúng ta, đặc biệt là giới trẻ. Họ là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, có sức ảnh hưởng với cộng đồng và có sự tin cậy từ những người theo dõi họ. Các nhãn hàng thường mời các KOL hợp tác với các chiến dịch quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay một sự kiện nào đó trên các kênh truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội. Nghề Booking KOL đảm nhận nhiệm vụ chủ động gửi lời mời, trao đổi công việc, sắp xếp lịch và làm hợp đồng. Khi người booking KOL làm tốt nhiệm vụ của mình không chỉ giúp mang lại lợi nhuận doanh thu khủng mà còn giúp sản phẩm, dịch vụ tiếp cận nhanh chóng đến đối tượng mục tiêu.

Booking Online

Booking Online là hình thức đặt trước vé xem phim, phòng khách sạn, vé khu vui chơi, tour du lịch… thông qua hệ thống cho phép đặt trực tuyến của đơn vị cung cấp dịch vụ. Đó có thể là Booking Online trên website, trang mạng xã hội, hotline, ứng dụng… hoặc thông qua một đơn vị trung gian nào đó. Booking Online có ưu điểm lớn là sự tiện lợi và người đặt trước có nhiều cơ hội được nhận ưu đãi hấp dẫn.

Booking vé máy bay

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến Booking vé máy bay. Hình thức này có lẽ đã được phát triển từ rất lâu. Ngày trước, khi muốn đặt vé máy bay, chúng ta thường tới các đại lý vé máy bay để lựa chọn chuyến bay có ngày giờ phù hợp và mua vé. Tuy nhiên, khi các hãng hàng không nhận ra hình thức này gây mất thời gian và đôi chút bất tiện, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, giờ đây chúng ta có thể sử dụng máy tính hay điện thoại di động để đặt trước vé máy bay trực tuyến vô cùng dễ dàng, tiện lợi thông qua website hay ứng dụng của hãng hàng không đó.

Booking Engine

Booking Engine là thuật ngữ để miêu tả phần mềm được tích hợp với fanpage, website của khách sạn. Phần mềm này sẽ cung cấp tình trạng phòng cũng như giá cả và các dịch vụ mà khách sạn cung cấp cho khách hàng. Nhờ vào Booking Engine, khách hàng cũng có thể tham khảo không gian, cách bài trí cũng như khung cảnh của khách sạn. Booking Engine vừa giúp khách sạn tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận vừa giúp người dùng chủ động, thuận tiện trong việc đặt phòng.

Trên đây là bài viết về nghề Booking là gì và những hình thức Booking phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết trên mang lại cho bạn những thông tin bổ ích mà bạn đang tìm kiếm.

Bartender là gì? Công việc và kỹ năng cần thiết để trở thành bartender

Đối với những người có niềm đam mê với thức uống có cồn và cách pha chế chúng thì bartender là một nghề thú vị và cực kỳ phù hợp. Nghề bartender phù hợp với các bạn cá tính và có tính tỉ mỉ, sáng tạo. Vậy bartender gì? Công việc của bartender là gì và những kỹ năng cần thiết để theo đuổi nghề này là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Bartender là gì?

Bartender hay còn là nhân viên pha chế, là từ ngữ được dùng để chỉ những người pha chế thức uống có cồn như rượu, cocktail hay mocktail… Trong đó, “bar” dùng để chỉ nơi làm việc. Tuy nhiên hiện nay, môi trường bartender rộng mở hơn, ngoài quán bar thì đó có thể là nhà hàng, khách sạn, club, lounge…

Bartender thường bị lầm tưởng giống với Barista, nhưng 2 thuật ngữ này có sự khác biệt lớn. Trong khi bartender chuyên về các thức uống có cồn thì barista thường pha chế các thức uống về cà phê hay các thức uống không cồn hiện đại.

Công việc của bartender gồm những gì?

  • Nhận yêu cầu từ khách hàng và pha chế đồ uống cho khách
  • Tương tác, giao tiếp với khách hàng
  •  Phục vụ đồ ăn nhẹ, đồ uống cho khách hàng
  • Đánh giá nhu cầu và sở thích của khách hàng, từ đó đưa ra các gợi ý thức uống phù hợp
  • Sắp xếp đồ dùng ở quầy sao cho đẹp mắt và đầy đủ
  • Sáng tạo các công thức nước uống mới, phù hợp với sở thích, xu hướng mới
  • Trong một số quán hay một số thức uống, bartender cần yêu cầu kiểm tra độ tuổi của khách hàng, xác nhận khách hàng đủ tuổi uống thức uống có cồn
  • Đặt  nguyên liệu, kiểm tra hàng tồn kho
  • Cung cấp dịch vụ tuyệt vời cho khách, mang lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách
  • Tuân thủ các quy định về thực phẩm và thức uống, đặc biệt là thức uống có cồn
  • Biểu diễn nghệ thuật pha chế cho khách hàng thưởng thức

Các kỹ năng cần thiết để trở thành bartender

Kiến thức về pha chế, nguyên liệu và cách trang trí thức uống

Bartender không đơn giản là một người pha chế nước uống theo công thức có sẵn. Một bartender chuyên nghiệp phải có kiến thức vững chắc về nguyên liệu, thức uống, cách kết hợp các nguyên liệu sao cho hợp lý… Ngoài ra, kỹ thuật pha chế như lắc, dằm, khuấy, tạo khói, flaming… cũng cực kỳ quan trọng nếu các bartender muốn tăng cơ hội làm việc cho bản thân. Am hiểu đa dạng kiến thức trong nghề kết hợp với kỹ năng điêu luyện sẽ giúp cho thức uống vừa ngon vừa đẹp mắt, quá trình pha chế cũng trở nên ấn tượng với khách hàng.

Kỹ năng giao tiếp xuất sắc

Với nơi làm việc tại quầy bar mở, bartender trực tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng và biểu diễn cho khách hàng xem. Bartender sẽ có rất nhiều cơ hội để trò chuyện với khách hàng. Biết cách giao tiếp khéo léo và duyên dáng sẽ giúp bartender trở nên thu hút với khách hàng hơn và ghi điểm tốt cho quán trong lòng họ, khiến họ muốn quay trở lại lần nữa để gặp người bartender đó. Ngoài việc trò chuyện với khách, bartender còn phải biết giải quyết các vấn đề hay giải đáp các thắc mắc, phàn nàn cho khách hàng.

Tính gọn gàng, nhanh nhẹn trong công việc

Yếu tố này giúp cho quầy bar, nơi bartender làm việc, luôn giữ được tình trạng sạch sẽ, gọn gàng. Bởi quầy bar là một nơi làm việc mở, khách hàng có thể thấy toàn bộ quá trình thức uống của họ được làm ra như thế nào. Nếu quầy bar lộn xộn hoặc không vệ sinh dễ gây cảm giác mất ngon và khách hàng bớt cảm giác hứng thú dù bạn có lối nói chuyện lôi cuốn hay tay nghề điêu luyện.

Biết ngoại ngữ là một lợi thế

Có thể nói, biết ngoại ngữ là một điểm cộng lớn trong mọi nghề và bartender cũng không ngoại lệ. Môi trường làm việc như khách sạn, nhà hàng hay quán bar, club thì cơ hội gặp người ngoại quốc là cực kỳ lớn. Biết ngoại ngữ giúp bartender tự mình nhận yêu cầu và trò chuyện với khách mà không cần người trợ giúp. Nhờ đó công việc cũng thuận tiện hơn và khách hàng cũng dễ hài lòng hơn.

Những lưu ý khi làm nghề bartender

Bartender là một nghề có mức lương hấp dẫn và môi trường làm việc cũng đa dạng, thú vị. Tuy nhiên, cũng như các công việc khác, nghề bartender cũng có một số khó khăn đặc biệt. Đầu tiên là thời gian làm việc có thể không ổn định. Thường các khách sạn, nhà hàng đều cho nhân viên của họ làm theo ca vì thế bartender sẽ không làm việc hành chính như nhân viên văn phòng. Ca làm thường xuyên kết thúc buổi đêm muộn hoặc thậm chí là sáng sớm hôm sau. Bartender gắn liền với những nơi giải trí với thức uống có cồn nên không thể tránh các trường hợp gặp phải đủ kiểu người ở các trạng thái tỉnh táo khác nhau, việc này đối với các bartender nữ cũng có phần nguy hiểm.

Trên đây là bài viết về bartender là gì, công việc của bartender và các kỹ năng cần có ở một bartender. Bartender không đơn giản là một nhân viên pha chế mà họ còn có kiến thức chuyên sâu về thức uống và kỹ năng pha chế điêu luyện. Hy vọng bài viết trên đem lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích mà bạn đang tìm kiếm.

Shipper là gì? Những lưu ý khi làm nghề shipper

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhiều ngành nghề mới ra đời và trở nên phổ biến. Trong đó, shipper là nghề dường như đã quen thuộc và thiết yếu đối với đời sống hiện đại của chúng ta. Vậy shipper là gì, công việc của shipper là gì và cần lưu ý những gì khi làm shipper? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Shipper là gì?

Shipper hay còn gọi là người giao hàng, là những người có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến địa điểm khác nhau đã được chỉ định. Họ thường giao hàng bằng phương tiện do công ty cung cấp hay có thể sử dụng phương tiện cá nhân. Ở Việt Nam, phương tiện phổ biến nhất của các shipper là xe máy. Tuy shipper đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu, tuy nhiên ngành nghề này thực sự phát triển mạnh mẽ khi các sàn thương mại điện tử và các ứng dụng giao thức ăn trở nên phổ biến và quen thuộc với người tiêu dùng.

Công việc của shipper gồm những gì?

Đảm bảo hàng giao đến khách an toàn

Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của một shipper. Shipper phải luôn đảm bảo rằng hàng hóa thuộc trách nhiệm của mình phải được giao đúng đến địa chỉ chỉ định và còn nguyên tình trạng khi nhận hàng từ người gửi. Việc này đòi hỏi shipper phải canh thận trọng khi di chuyển và canh thời gian chuẩn khi đến địa chỉ cần giao. Hầu hết các công ty có thể theo dõi số lượng đơn hàng mà shipper hoàn thành trong một ngày. Trong trường hợp xảy ra thiệt hại hay thất lạc hàng hóa mà lỗi ở phía shipper thì shipper có bổn phận tuân thủ các chính sách về tổn thất và thiệt hại của công ty. Tuy nhiên trong trường hợp phát hiện hàng hóa bị hỏng, có vấn đề trước khi giao thì có thể báo với bộ phận chịu trách nhiệm của công ty để tìm ra hướng giải quyết.

Xem xét thông tin đơn đặt hàng

Shipper luôn phải kiểm tra và sắp xếp các đơn hàng cần giao trong ngày. Việc xem xét đơn hàng cho phép shipper đảm bảo các đơn hàng được giao đúng thời hạn và chính xác, bên cạnh đó giúp shipper định được tuyến đường thuận lợi để giao hàng, tiết kiệm được nhiều thời gian.

Chấp nhận phương thức thanh toán đơn hàng

Đối với các đơn hàng có phương thức thanh toán là thanh toán khi nhận, các shipper có thêm trách nhiệm chấp nhận thanh toán của khách hàng. Đơn hàng có thể được thanh toán bằng tiền mặt hoặc linh hoạt hơn là chuyển khoản cho shipper. Tuy nhiên phương thức thanh toán thứ hai có thể được chấp nhận hay không tùy vào shipper và công ty họ làm việc. Là một shipper, nếu khách hàng chuyển khoản cho bạn số tiền của đơn hàng, bạn cần phải cẩn thận kiểm tra xem số tài khoản của mình đã thực sự nhận được tiền hay chưa.

Cung cấp thái độ dịch vụ xuất sắc cho khách hàng

Shipper cũng cần có kỹ năng phục vụ, giao tiếp với khách hàng trong thời gian thực hiện trách nhiệm của mình. Shipper cần chăm sóc khách hàng của mình, cung cấp sự hỗ trợ trước, trong và sau khi giao hàng. Việc này liên quan đến việc giải đáp thắc mắc về lịch sử giao hàng, tình trạng đơn hàng, kiểm tra hàng nếu chính sách của công ty hay chủ cửa hàng cho phép.

Soạn báo cáo về đơn hàng

Ngoài việc giao đơn hàng đến đúng địa chỉ, shipper cũng cần lập các báo cáo và nhập dữ liệu về doanh số, tổng đơn hàng đã giao và đang đợi xử lý. Mỗi công ty sẽ có những yêu cầu về báo cáo mà shipper cần phải thực hiện. Việc duy trì báo cáo đúng và chi tiết giúp shipper quản lý tốt công việc của mình cũng như giải quyết các vấn đề kịp thời.

Các kỹ năng cần thiết để trở thành shipper chuyên nghiệp

  • Bằng lái xe tương đương với phương tiện mà shipper sử dụng
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, rõ ràng
  • Khả năng tổ chức và sắp xếp công việc
  • Kỹ năng làm việc đa nhiệm
  • Biết cách giải quyết vấn đề hợp lý và kịp thời
  • Linh hoạt
  • Khả năng tư duy phân tích và phản biện
  • Quen thuộc với các địa chỉ vùng giao hàng, kỹ năng lái xe tốt
  • Kỹ năng quản lý thời gian, làm việc đúng giờ là điều quan trọng
  • Kỹ năng lập báo cáo và nhập dữ liệu
  • Chú ý đến tiểu tiết
  • Làm việc với áp lực cao, thích ứng nhanh với môi trường mới
  • Biết tạo niềm tin
  • Tạo và duy trì quan hệ với khách hàng

Những khó khăn của nghề shipper

Shipper là nghề phổ biến bởi phù hợp với nhiều lứa tuổi và giới tính. Vì thế, đây cũng là công việc nhiều bạn sinh viên lựa chọn hay dân văn phòng sau khi làm việc về còn thời gian, muốn kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa shipper là một nghề dễ dàng.

Mỗi nghề đều có những khó khăn riêng. Các shipper thường đối mặt với việc số lượng đơn hàng quá tải, dẫn đến đơn hàng đến tay khách hàng trễ. Đối với những khách hàng khó tính, việc này có thể ảnh hưởng đến đánh giá mức độ hài lòng và khiến shipper mất điểm ở công ty. Hay đôi khi gặp những đơn hàng dễ hỏng, quá khổ hay thời tiết xấu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc giao hàng. Những yếu tố này shipper không thể chủ động và phải tùy cơ ứng biến theo kinh nghiệm cá nhân.

Hy vọng bài viết trên mang lại cho bạn những thông tin bổ ích về shipper là gì và công việc hằng ngày, những khó khăn của nghề shipper. Chúc bạn sớm tìm được vị trí công việc phù hợp với mong muốn của bản thân.

Rau Kinh Giới Là Gì Và Tác Dụng Của Rau Kinh Giới

Hiện nay rau kinh giới được trồng phổ biến trong vườn rau của nhiều gia đình, rau kinh giới được dùng làm rau ăn, làm thuốc. Nếu bạn chưa hiểu rõ về loại rau này, bài viết dưới sẽ giải thích cho bạn biết rau kinh giới là gì, đặc điểm và tác dụng khi sử dụng rau kinh giới.

  1. Tìm hiểu về rau kinh giới

Rau kinh giới còn được gọi với tên là giả tô, bạch tô, khương giới,… tên khoa học là Elsholtzia cristata, bắt nguồn từ Châu Á. Kinh giới phát triển tốt ở những nơi có địa hình đồi núi có nhiều nắng, trong rừng, bờ sông,… Hiện nay rau kinh giới được tìm thấy và trồng nhiều tại Việt Nam.

Cây kinh giới thường có chiều cao từ 20 – 50cm thân mọc thẳng có hương thơm, hoa mọc ở đầu cành theo cụm màu tím nhạt. Lá kinh giới màu xanh, răng cưa ở mép lá, hình dáng thuôn nhọn dài từ 2-6cm, rộng từ 1-5cm.

  • Phân biệt rau kinh giới và rau tía tô

Rau kinh giới khi ăn có mùi vị cay nồng vì chứa nhiều tinh dầu còn rau tía tô chứa ít tinh dầu hơn, thường được dùng để ăn sống sẽ cảm nhận rõ vị. Dùng để ăn kèm các món như bún bò, lẫu dê, bún đậu mắm tôm,..tăng thêm độ ngon của món ăn.

Rau kinh giới lá màu xanh hoàn toàn hai mặt còn lá tía tô có màu tím hay màu xanh sẫm, tối hơn so với lá kinh giới ở mặt trên, màu tím mặt dưới. Ngoài ra lá tía tô có kích thước to hơn lá kinh giới có thể dễ dàng nhận ra.

  • Tác dụng của rau kinh giới

Rau kinh giới ngoài dùng để ăn còn có rất nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe, hỗ trợ trong việc cải thiện làn da và một số bệnh như dị ứng, cảm, ho, sổ mũi,…

Hỗ trợ trị bệnh cảm cúm, ho, sổ mũi: Vì chứa lượng tinh dầu nhiều nên rau kinh giới có thể diệt vi khuẩn gây bệnh cúm giúp giảm được tình trạng các triệu chứng của cúm như cảm nhẹ, mỏi cơ, sốt,..Khi bị bệnh có thể dùng rau kinh giới kết hợp với cam thảo, xuyên nhung dùng sắc nước uống, dùng rau kinh giới nấu cháo trắng cùng hành lá thêm ít rau tía tô ăn khi nắng hoặc dùng để xông cho ra mồ hôi gồm rau kinh giới, rau tía tô, lá bưởi, bạc hà, sả có thể cải thiện được sức khỏe hiện tại. Ngoài ra, khi dùng rau kinh giới còn giúp giảm ho, thông cổ họng, thông mũi.

Hỗ trợ điều trị chảy máu cam: Rau kinh giới có khả năng cầm máu tốt có thể trị chảy máu cam, tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu. Khi bị chảy máu cam lấy rau kinh giới sao vàng rồi nấu nước đun đến cho sắc lại rồi uống, bị tiểu tiện ra máu dùng rau kinh giới phơi khô kết hợp sa nhân làm nhuyễn thành bột hòa với nước hồ nếp để uống 3 lần trong ngày, bị đại tiện ra máu lấy rau kinh giới phơi khô nghiền thành bột hòa tan vào nước gạo nếp uống 3 lần mỗi ngày đến khi khỏi thì thôi.

Hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng: Nếu bạn hay gặp các vấn đề về da dị ứng, viêm ngứa do thời tiết. Dùng rau kinh giới kết hợp vỏ cây sài đất nấu nước tắm rồi lấy xác chà nhẹ lên chỗ bị ngứa sẽ thấy giảm đáng kể.

Hỗ trợ điều trị mụn: Khi mụn mới khởi phát dùng rau kinh giới rửa sạch, vò nát vắt lấy nước thoa lên mặt những nơi bị mụn, chờ khi khô lại sau đó rửa sạch mặt là hiệu quả nhất. Ngoài ra còn có thể dùng khi không bị mụn vì tinh dầu trong rau kinh giới còn giúp da sáng hoặc dùng kết hợp với tía tô, ngải cứu, chanh, muối đun sôi lên xông da mặt 10 phút sau đó chăm da như bình thường. Khi thấy da có biểu hiện bất thường bạn cần ngưng sử dụng ngay lập tức.

Hỗ trợ điều trị đau bụng: Rau kinh giới chứa tinh dầu có thể diệt trừ giun, sán,.. các ký sinh trùng đường ruột giúp giảm đau bụng, còn cải thiện tình trạng đau bụng do kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Như vậy, rau kinh giới không chỉ là thức ăn kèm mà còn có nhiều cách dùng khác mang đến hiệu quả khả quan cho sức khỏe, làm đẹp người sử dụng. Bài viết trên đã cho bạn biết rau kinh giới là gì và cách phân biệt rau kinh giới với rau tía tô và những công dụng rau kinh giới đem lại khi sử dụng.

Kế hoạch nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới như thế nào để đạt hiệu quả tốt?

Đối với những bạn sinh viên mới ra trường việc hoạch định cho mình những mục tiêu cụ thể là điều quan trọng hơn hết. Vậy bạn đã biết cách lập kế hoạch nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới như thế nào chưa?

Nhiều người phân vân không biết nên lập kế hoạch nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới hay 5 năm mới là phù hợp. Mỗi mốc thời gian đều có những mục tiêu khác nhau. Trong đó, khoảng thời gian 3 năm được xem là mục tiêu ngắn hạn. Từ 5 năm trở lên gọi là mục tiêu dài hạn. Tùy thuộc vào tính chất công việc và điều kiện cuộc sống, bạn có thể xây dựng một lộ trình phát triển phù hợp với năng lực và mong muốn bản thân.

Nếu bạn chưa biết cách lập kế hoạch nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới như thế nào hiệu quả? Hãy cùng tham khảo một vài gợi ý của chúng tôi trong bài viết này.

Các bước lập kế hoạch nghề nghiệp hiệu quả?

Xác định mục tiêu nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới là gì?

Trước tiên, bạn nên dành thời gian liệt kê những câu hỏi cần thiết cho bản thân vào thời điểm hiện tại. Sau đó, hãy trả lời những câu hỏi đó thật chi tiết, sàng lọc lại câu trả lời và lên kế hoạch nghề nghiệp cụ thể. Ví dụ: Bạn là một sinh viên mới ra trường, mục tiêu trước mắt của bạn chính là tìm được một công việc phù hợp. Trong 3 năm tới, mục tiêu của bạn có thể là trở thành nhân viên tập đoàn lớn với mức lương ổn định.

Lời khuyên dành cho bạn đó chính là nên đặt ra cho bản thân nhiều mục tiêu hơn. Không nên đặt ra một mục tiêu duy nhất và lấy nó làm kim chỉ nam cuộc sống. Bạn nên cho bản thân nhiều sự lựa chọn khác nhau. Và xác định đâu mới là điều bạn mong muốn thực hiện nhất.

Điều quan trọng không kém khi xác định mục tiêu nghề nghiệp, đó chính là bạn nên biết rõ lý do vì sao bạn muốn làm điều đó. Động lực nào đã khiến bạn phải ưu tiên mục tiêu đó hơn những vấn đề khác. Lựa chọn đúng mục tiêu nghề nghiệp, sẽ giúp bạn không rơi vào trạng thái chênh vênh trong hành trình phát triển nghề nghiệp mà bản thân yêu thích.

Bắt đầu lập kế hoạch nghề nghiệp trong 3 năm tới

Để kế hoạch của bạn được triển khai tốt hơn, điều quan trọng là bạn phải nhắc nhở bản thân mỗi ngày. Việc tạo thói quen đều đặn sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần hỗ trợ bạn hoàn thành công việc tốt hơn. Hãy bắt đầu mỗi ngày bằng việc, viết ra giấy tất cả những điều bạn phải thực hiện trong một ngày. Cuối ngày hãy đánh dấu hoàn tất những công việc đã hoàn tất và lên kế hoạch tiếp theo cho ngày mai.

Mỗi ngày tự lập cho mình những kế hoạch nho nhỏ, sau một khoảng thời gian nhìn lại bạn sẽ nhận ra sự thay đổi rõ rệt. Có thể, những điều đó chưa đủ để tạo ra những thành công như bạn mong muốn sẽ nhìn thấy trong 3 năm tới. Tuy nhiên, những thay đổi đó đã giúp bạn tiến bộ hơn từng ngày. Mỗi ngày tiến bộ hơn một chút, rồi tới ngày bạn sẽ tạo nên những thành tích to lớn hơn giống như bạn mong muốn.

Triển khai kế hoạch như thế nào?

Đây chính là giai đoạn quan trọng nhất mà bạn cần phải cố gắng để không bị lệch ra khỏi quỹ đạo. Nhiều người hào hứng trong những giai đoạn đầu lập kế hoạch, nhưng khi bước vào giai đoạn thực hiện lại không đủ kiên trì. Chính vì vậy, nếu bạn không muốn rơi vào trạng thái này, tốt nhất ngay từ bước đầu nên xác định rõ mục tiêu.

Tốt nhất, bạn nên đặt ra cho bản thân một mục tiêu vừa tầm với năng lực. Không nên đặt ra một mục tiêu quá xa vời chỉ vì bạn đang ao ước điều đó sẽ trở thành hiện thực. Năng lực không đủ, kiến thức chưa vững vàng, kinh nghiệm còn thiếu…Tất cả mọi thứ, sẽ gián tiếp tạo nên sự chán nản cho bản thân bạn khi bắt đầu thực hiện kế hoạch nghề nghiệp.

Để kế hoạch diễn ra đúng dự kiến, bạn nên chia nhỏ ra từng giai đoạn cụ thể. Ví dụ như, trong thời gian gần 3 năm, bạn có thể chia nhỏ ra kế hoạch từng năm một. Mỗi năm sẽ phải đạt được những thành tựu gì nhất định. Trong thời gian một năm, bạn cũng nên chia thành những cột mốc nhỏ hơn. Đi từ bước nhỏ đến những bước lớn, thời gian lại không kéo dài làm bạn dễ bị tác động bên ngoài rồi chán nản.

Luôn tạo ra những điều tích cực cho bản thân

Việc đặt ra một kế hoạch nghề nghiệp không phải là một điều quá khó khăn. Tuy nhiên, làm thế nào để bạn hoàn thành mục tiêu như đúng kế hoạch mới là điều khiến nhiều người bỏ cuộc. Người đổ lỗi cho thời gian, đổ lỗi cho hoàn cảnh công việc, yếu tố gia đình tác động đến kế hoạch. Điều đó cho thấy, niềm tin và sự kiên trì quan trọng như thế nào đối với thành công của con người.

Muốn bản thân không thất bại, trước tiên bạn phải có một ý chí vững vàng, một niềm tin nhất định. Bạn phải tự tin rằng, bạn đủ năng lực chiến thắng giới hạn mình đặt ra. Không ai có thể cố gắng thay bạn, nếu bạn không nỗ lực, 3 năm tới bạn sẽ đứng mãi một vị trí tại thời điểm hiện tại.

Vì vậy, hãy luôn tạo động lực cho bản thân mọi lúc. Đọc các quyển sách truyền cảm hứng, viết nên những câu nói hay thúc đẩy tinh thần làm việc mỗi ngày. Đừng nhìn vào những mục tiêu quá xa xôi. Bạn nên nhắc nhở bản thân, hãy làm tốt tất cả những công việc hiện tại là điều quan trọng hơn.

Tương lai trong 3 năm tới còn rất nhiều điều bạn phải luôn cố gắng. Chẳng ai có thể trở nên ưu tú hơn chỉ trong thời gian ngắn. Việc lập một kế hoạch cũng như một lời nhắc nhở bản thân trở nên tốt hơn mỗi ngày. Nhìn vào những điều tích cực chính là chìa khóa tạo nên chân dung của những người thành công trên thế giới.

Tìm việc làm tại thủ đô Hà Nội bằng cách nào?

Gợi ý cho bạn một vài cách làm thông dụng tìm việc dễ dàng nhất hiện nay, đã được rất nhiều người áp dụng:

Tìm việc thông qua các website tuyển dụng

Hàng ngàn hồ sơ tuyển dụng được cập nhật mỗi ngày, với rất nhiều các ngành nghề khác nhau trên khắp đất nước. Bạn không còn lo lắng phải tìm việc ở đâu, công ty mình quan tâm liệu có tuyển vị trí này hay không? Chỉ với một vài từ khóa tra cứu bạn đã có được một danh sách các thông tin tuyển dụng chất lượng. Ưu điểm tìm việc làm thông qua website chính là độ bảo mật thông tin an toàn. Bạn có thể ứng tuyển trực tiếp mà không tốn chi phí, bằng những mẫu CV có sẵn.

Nhắc đến việc tạo CV chuyên nghiệp trên laptop và điện thoại, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn trang tìm việc tại Hà Nội VietCV.io. Một trong những website tìm việc mang đến hàng nghìn mẫu CV xin việc cực ấn tượng và chuyên nghiệp. Góp phần hỗ trợ ứng viên hoàn thiện hồ sơ ứng tuyển được chỉn chu hơn. Bạn có thể sử dụng dịch vụ tải CV trực tiếp tại website và tìm kiếm việc làm với rất nhiều ngành nghề hot hiện nay.

Tìm việc làm qua Group Facebook

Nhiều người tận dụng Group Facebook tìm việc để tiết kiệm thời gian. Cách làm này, nhận được sự hưởng ứng rất nhiều người bởi tính năng tiện dụng có sẵn. Bạn có thể trực tiếp nhắn tin cho nhà quản lý hoặc trao đổi thông tin với ứng viên khác. Tuy nhiên độ bảo mật thông tin không cao, dễ gặp trường hợp lừa đảo.

Mong rằng, sau khi đọc qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về các bước lập kế hoạch nghề nghiệp trong vòng 3 năm tới như thế nào. Chúng tôi hy vọng, bạn sẽ sớm hoàn thiện được những mục tiêu bản thân đặt ra. Và mang câu chuyện của mình truyền động lực cho những thế hệ tiếp theo. Chúc bạn thành công!